TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
VINH UNIVERSITY
Thứ ba, ngày 28 tháng 12 năm 2021 [14:30:03 (GMT+7)]

Chương trình đào tạo trình độ Thạc sĩ


Trường Đại học Vinh thực hiện chuyển đổi chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ từ phương thức theo niên chế sang đào tạo theo tín chỉ từ năm 2007. Các năm 2009, 2011, 2013, 2015 Nhà trường đã thực hiện rà soát, cập nhật, điều chỉnh CTĐT của tất cả các ngành dựa trên yêu cầu của bối cảnh nghề nghiệp và khảo sát ý kiến của các bên liên quan.

Năm 2017, trước thách thức về Hội nhập quốc tế và đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội, Nhà trường đã xây dựng và phát triển chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ theo tiếp cận CDIO, đưa vào triển khai đào tạo từ khóa tuyển sinh 2018. Trong các năm 2020, 2022 Nhà trường đã tiếp tục cho triển khai rà soát, cập nhật chương trình dạy học, đề cương chi tiết, phương thức kiểm tra đánh giá,...

Năm 2023, trước những yêu cầu mới của bối cảnh nghề nghiệp trong nước và quốc tế, Nhà trường tiếp tục thực hiện rà soát, cập nhật, điều chỉnh chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ theo tiếp cận CDIO với định hướng đẩy mạnh năng lực CDIO của người học, tăng cường trải nghiệm nghề nghiệp, chú trọng dạy học dựa trên dự án, dạy học theo chuẩn đầu ra và đánh giá kết quả của người học dựa trên chuẩn đầu ra.

8140114 - Quản lý giáo dục
Bản mô tả Chương trình đào tạo
Mục tiêu tổng quát: Người học tốt nghiệp chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục (định hướng nghiên cứu, định hướng ứng dụng) có kiến thức chuyên sâu về khoa học giáo dục và quản lý giáo dục, có năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn trong nghiên cứu và ứng dụng khoa học giáo dục, quản lý giáo dục trong bối cảnh đổi mới quản lý giáo dục Việt Nam và hội nhập quốc tế.
Mục tiêu cụ thể:
Sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục, người học có thể:
PO1. Vận dụng được những kiến thức khoa học quản lý giáo dục hiện đại trong nghiên cứu khoa học quản lý giáo dục và thực tiễn nghề nghiệp.
PO2. Thể hiện được phẩm chất cá nhân và nghề nghiệp trong hoạt động nghiên cứu khoa học giáo dục và quản lý giáo dục.
PO3. Phát hiệngiải quyết được các vấn đề trong nghiên cứu khoa học quản lý giáo dục và thực tiễn quản lý giáo dục.
PO4. Phát triển được năng lực quản trị nhà trường, xây dựng môi trường giáo dục; chủ động thích ứng với thực tiễn đổi mới giáo dục và quản lý giáo dục.
Chuẩn đầu ra Chương trình đào tạo: Sau khi hoàn thành CTĐT ngành Quản lý giáo dục, người học có khả năng:
Kiến thức chung và kiến thức cơ sở ngành Quản lý Giáo dục
PLO1.1.1 Áp dụng được các kiến thức chung về triết học, nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo.
PLO1.1.2. Vận dụng được các kiến thức cơ sở ngành khoa học giáo dục và Quản lý giáo dục.
Kiến thức chuyên sâu về Quản lý giáo dục
PLO1.2.1. Vận dụng được các kiến thức chuyên sâu về Quản lý giáo dục.
Kỹ năng cá nhân và nghề nghiệp
PLO2.1.1. Áp dụng được tư duy phản biện và kỹ năng giải quyết vấn đề.
PLO2.1.2. Áp dụng được các quy trình quản lý vào các nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn hoạt động.
Phẩm chất cá nhân và nghề nghiệp
PLO2.2.1. Tôn trọng liêm chính khoa học.
PLO2.2.2. Tôn trọng các quy định trong học tập và thực hành hoạt động quản lý giáo dục.
Làm việc nhóm
PLO3.1.1. Thành thạo làm việc nhóm trong giải quyết các vấn đề nghiên cứu và hoạt động quản lý giáo dục.
PLO3.1.2. Vận dụng được kỹ năng lãnh đạo nhóm để quản lý các hoạt động chuyên môn.
Giao tiếp
PLO3.2.1. Trình bày được các công trình khoa học theo thông lệ quốc tế.
PLO3.2.2. Áp dụng được kỹ năng tiếng Anh tương đương bậc 4/6 theo Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam trong hoạt động nghiên cứu và thực tiễn nghề nghiệp.
Bối cảnh
PLO4.1.1. Phân tích được dữ liệu về bối cảnh để rút ra tính cấp thiết cho các vấn đề nghiên cứu, ứng dụng trong lĩnh vực Quản lý giáo dục.
Hình thành ý tưởng, thiết kế, triển khai, vận hành
PLO4.2.1. Đề xuất được các vấn đề nghiên cứu và ứng dụng trong lĩnh vực Quản lý giáo dục.
PLO4.2.2. Thiết kế được các bước triển khai vấn đề nghiên cứu, ứng dụng trong lĩnh vực Quản lý giáo dục một cách khoa học.
PLO4.2.3. Triển khai các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và rút ra những kết luận mang tính chuyên gia trong lĩnh vực quản lý giáo dục.
PLO4.2.4. Đánh giá được các kết quả nghiên cứu, ứng dụng trong lĩnh vực Quản lý giáo dục và đưa ra các giải pháp cải tiến.
8340101 - Quản trị kinh doanh
Bản mô tả Chương trình đào tạo
Mục tiêu tổng quát: Chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Quản trị kinh doanh định hướng ứng dụng có kiến thức thực tế và kiến thức lí thuyết sâu, rộng, tiên tiến trong lĩnh vực quản trị kinh doanh; có tư duy phản biện, phân tích, tổng hợp và đánh giá dữ liệu, thông tin một cách khoa học và tiên tiến; kỹ năng nghiên cứu phát triển, đổi mới và sử dụng các công nghệ phù hợp trong lĩnh vực quản trị kinh doanh; kỹ năng hợp tác và lãnh đạo nhóm; kỹ năng truyền bá, phổ biến tri thức trong các lĩnh vực quản trị kinh doanh, có khả năng tự định hướng, thích nghi với môi trường nghề nghiệp thay đổi; có khả năng hướng dẫn người khác thực hiện nhiệm vụ và khả năng quản lý, đánh giá, cải tiến để nâng cao hiệu quả hoạt động trong lĩnh vực quản trị kinh doanh.
Mục tiêu cụ thể:
Sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Quản trị kinh doanh theo định hướng ứng dụng, người học có khả năng:
PO1. Áp dụng thành thạo các kiến thức thực tế và kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực quản trị kinh doanh.
PO2. Vận dụng tư duy phản biện, phân tích, tổng hợp để đánh giá dữ liệu, thông tin một cách khoa học, tiên tiến; phát triển kỹ năng nghiên cứu, chuyển đổi số và sử dụng các công nghệ phù hợp trong lĩnh vực quản trị kinh doanh.
PO3. Thể hiện đạo đức, trách nhiệm, công bằng và hành xử chuyên nghiệp trong lĩnh vực Quản trị kinh doanh, khả năng tự định hướng phát triển năng lực cá nhân.
PO4. Hình thành ý tưởng, thiết kế, triển khaiphát triển các vấn đề trong lĩnh vực quản trị kinh doanh.
Chuẩn đầu ra Chương trình đào tạo: Sau khi hoàn thành CTĐT ngành Quản trị kinh doanh người học có khả năng:
Kiến thức chung và kiến thức cơ sở ngành Quản trị kinh doanh
PLO1.1.1 Áp dụng được các kiến thức chung về triết học, phương pháp nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực Quản trị kinh doanh.
PLO1.1.2. Vận dụng được các kiến thức cơ sở ngành trong lĩnh vực Quản trị kinh doanh.
Kiến thức chuyên sâu về Quản trị kinh doanh
PLO1.2.1. Vận dụng được các kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực Quản trị kinh doanh.
Kỹ năng cá nhân và nghề nghiệp
PLO2.1.1. Áp dụng được tư duy phản biện và kỹ năng giải quyết vấn đề.
PLO2.1.2. Sử dụng kỹ năng chuyển đổi số và các công nghệ số trong lĩnh vực Quản trị kinh doanh.
Phẩm chất cá nhân và nghề nghiệp
PLO2.2.1. Thể hiện đạo đức, trách nhiệm, công bằng và hành xử chuyên nghiệp trong lĩnh vực Quản trị kinh doanh.
PLO2.2.2. Thể hiện khả năng tự định hướng phát triển năng lực cá nhân.
Làm việc nhóm
PLO3.1.1. Thành thạo làm việc nhóm trong giải quyết các vấn đề hoạt động chuyên môn.
PLO3.1.2. Vận dụng được kỹ năng lãnh đạo nhóm để quản lý các hoạt động chuyên môn.
Giao tiếp
PLO3.2.1. Sử dụng hiệu quả các hình thức giao tiếp để truyền đạt tri thức và hướng dẫn người khác trong lĩnh vực quản trị kinh doanh.
PLO3.2.2. Áp dụng được các kỹ năng tiếng Anh phổ thông (bậc 4/6) và tiếng Anh chuyên ngành trong các hoạt động thực tiễn nghề nghiệp.
Bối cảnh
PLO4.1.1. Phân tích được số liệu về bối cảnh để rút ra tính cấp thiết cho các vấn đề ứng dụng trong lĩnh vực Quản trị kinh doanh.
Hình thành ý tưởng, thiết kế, triển khai, vận hành
PLO4.2.1. Đề xuất được các vấn đề ứng dụng trong lĩnh vực Quản trị kinh doanh.
PLO4.2.2. Thiết kế được các bước triển khai vấn đề ứng dụng trong lĩnh vực Quản trị kinh doanh một cách khoa học.
PLO4.2.3. Triển khai được các ứng dụng và rút ra những kết luận mang tính chuyên gia trong lĩnh vực Quản trị kinh doanh.
PLO4.2.4. Đánh giá các kết quả ứng dụng trong lĩnh vực Quản trị kinh doanh và đưa ra các giải pháp cải tiến.
8620110 - Khoa học cây trồng
Bản mô tả Chương trình đào tạo
Mục tiêu tổng quát: Chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ Khoa học cây trồng (định hướng nghiên cứu, định hướng ứng dụng) giúp người học có kiến thức lí thuyết và thực tiễn chuyên sâu, phương pháp nghiên cứu hiện đại, công nghệ mới về lĩnh vực cây trồng; phát triển các kĩ năng và phẩm chất nghề nghiệp; có khả năng nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ, triển khai các quy trình, hệ thống sản xuất cây trồng; có năng lực quản lí, đánh giá và cải tiến kĩ thuật để phát triển sản xuất cây trồng theo hướng nông nghiệp bền vững trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Mục tiêu cụ thể:
Sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Khoa học cây trồng, người học có khả năng:
PO1. Áp dụng thành thạo các kiến thức lí thuyết và thực tiễn chuyên sâu, phương pháp nghiên cứu hiện đại, công nghệ mới để phát triển nghề nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất cây trồng, góp phần phát triển bền vững ngành nông nghiệp.
PO2. Hoàn thiện kĩ năng tư duy phản biện, phân tích, tổng hợp và đánh giá thông tin một cách khoa học và tiên tiến; kĩ năng nghiên cứu phát triển, chuyển đổi số và sử dụng các công nghệ phù hợp trong lĩnh vực Khoa học cây trồng.
PO3. Phát triển kĩ năng quản lí; kĩ năng giao tiếp để truyền đạt tri thức, thảo luận các vấn đề chuyên môn và khoa học, tập huấn và chuyển giao tiến bộ kĩ thuật trong lĩnh vực Khoa học cây trồng phù hợp bối cảnh hội nhập quốc tế.
PO4. Hình thành ý tưởng, thiết kế, triển khai các nghiên cứu khoa học, vận hànhcải tiến sản phẩm, quy trình, hệ thống sản xuất cây trồng phù hợp với bối cảnh xã hội và nghề nghiệp.
Chuẩn đầu ra Chương trình đào tạo: Sau khi hoàn thành CTĐT ngành Khoa học cây trồng, người học có khả năng:
Vận dụng được kiến thức chung và kiến thức cơ sở ngành Nông nghiệp
PLO1.1.1 Vận dụng được các kiến thức chung về triết học, quản lí, nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo.
PLO1.1.2. Vận dụng được các kiến thức cơ sở ngành Nông nghiệp và Khoa học cây trồng.
Áp dụng được kiến thức chuyên sâu, phương pháp nghiên cứu hiện đại, công nghệ mới về Khoa học cây trồng
PLO1.2.1. Áp dụng được kiến thức chuyên sâu, phương pháp nghiên cứu hiện đại, công nghệ mới về Khoa học cây trồng trong nghiên cứu chuyên ngành và ứng dụng thực tiễn.
Áp dụng được kĩ năng cá nhân và nghề nghiệp để giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực Khoa học cây trồng
PLO2.1.1. Áp dụng được kĩ năng tư duy phản biện, kĩ năng giải quyết vấn đề, sáng tạo trong nghiên cứu, ứng dụng trong lĩnh vực Khoa học cây trồng.
PLO2.1.2. Vận dụng được kĩ năng chuyển đổi số và sử dụng các công nghệ phù hợp trong nghiên cứu, ứng dụng trong lĩnh vực Khoa học cây trồng.
Tôn trọng phẩm chất cá nhân và nghề nghiệp, có năng lực tự chủ và tự chịu trách nhiệm, thích ứng với các môi trường khác nhau
PLO2.2.1. Chấp hành đạo đức nghề nghiệp và liêm chính học thuật.
PLO2.2.2. Khuyến khích khả năng tự định hướng phát triển năng lực cá nhân, tự chịu trách nhiệm về chuyên môn và hoạt động nghề nghiệp.
Vận dụng được kĩ năng quản lí, hợp tác và lãnh đạo nhóm trong các hoạt động chuyên môn thuộc lĩnh vực Khoa học cây trồng
PLO3.1.1. Thành thạo làm việc nhóm trong giải quyết các vấn đề nghiên cứu và hoạt động chuyên môn thuộc lĩnh vực Khoa học cây trồng.
PLO3.1.2. Vận dụng được kĩ năng lãnh đạo nhóm trong quản lý và triển khai nghiên cứu, ứng dụng chuyên môn thuộc lĩnh vực Khoa học cây trồng.
Thành thục được kĩ năng giao tiếp trong các hoạt động chuyên môn thuộc lĩnh vực Khoa học cây trồng
PLO3.2.1. Sử dụng hiệu quả các hình thức giao tiếp để truyền đạt tri thức, thảo luận các vấn đề chuyên môn và khoa học, tập huấn và chuyển giao tiến bộ kĩ thuật trong lĩnh vực Khoa học cây trồng.
PLO3.2.2. Sử dụng được ngoại ngữ (bậc 4/6 theo khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam) trong nghiên cứu khoa học và các hoạt động chuyên môn lĩnh vực Khoa học cây trồng.
Phân tích được bối cảnh xã hội và nghề nghiệp
PLO4.1.1. Phân tích được bối cảnh để đề xuất các vấn đề nghiên cứu, ứng dụng trong lĩnh vực Khoa học cây trồng.
Hình thành ý tưởng, thiết kế, triển khai, vận hành và đánh giá các nghiên cứu, ứng dụng trong lĩnh vực Khoa học cây trồng
PLO4.2.1. Đề xuất được các vấn đề nghiên cứu, ứng dụng trong lĩnh vực Khoa học cây trồng.
PLO4.2.2. Thiết kế được các bước triển khai vấn đề nghiên cứu, ứng dụng sản phẩm, quy trình, hệ thống sản xuất trong lĩnh vực Khoa học cây trồng.
PLO4.2.3. Triển khai các nghiên cứu, ứng dụng sản phẩm, quy trình, hệ thống sản xuất cây trồng và rút ra những kết luận mang tính chuyên gia trong lĩnh vực Khoa học cây trồng.
PLO4.2.4. Đánh giá kết quả nghiên cứu, ứng dụng, đề xuất giải pháp vận hành và cải tiến sản phẩm, quy trình, hệ thống sản xuất trong lĩnh vực Khoa học cây trồng phù hợp với yêu cầu thực tiễn.
8580201 - Kỹ thuật xây dựng
Bản mô tả Chương trình đào tạo
Mục tiêu tổng quát: Chương trình đào tạo thạc sỹ chuyên ngành Kỹ thuật xây dựng (định hướng nghiên cứu và ứng dụng) của Trường Đại học Vinh giúp người học có đạo đức khoa học, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo; có năng lực hình thành ý tưởng, thiết kế, tổ chức thực hiện và cải tiến các hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ trong lĩnh vực xây dựng đáp ứng yêu cầu phát triển khoa học công nghệ và hội nhập quốc tế.
Mục tiêu cụ thể:
Sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Kỹ thuật xây dựng, người học có thể:
PO1. Vận dụng kiến thức chung và kiến thức cơ sở ngành, kiến thức chuyên sâu ngành Xây dựng vào nghiên cứu và phát triển năng lực nghề nghiệp ngành xây dựng.
PO2. Vận dụng được kỹ năng, phẩm chất cá nhân và nghề nghiệp, tư duy phản biện, phân tích, tổng hợp và đánh giá dữ liệu, thông tin một cách khoa học và tiên tiến trong lĩnh xây dựng.
PO3. Phát triển kỹ năng làm việc nhóm, hợp tác và giao tiếp trong lĩnh vực nghề nghiệp ngành Xây dựng. Thể hiện kỹ năng quản lí và quản trị, Kỹ năng giao tiếp để truyền bá, phổ biến tri thức và hướng dẫn người khác thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực được đào tạo và phát triển năng lực nghiên cứu khoa học ngành Xây dựng.
PO4. Hình thành ý tưởng, thiết kế, triển khai, vận hành các dự án nghiên cứu về “sản phẩm xây dựng”, “quy trình xây dựng”, hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát hoạt động nghiên cứu phát triển năng lực nghề nghiệp phù hợp với bối cảnh xã hội.
Chuẩn đầu ra Chương trình đào tạo: Sau khi hoàn thành CTĐT ngành Kỹ thuật xây dựng, người học có khả năng:
Kiến thức chung và kiến thức cơ sở ngành Xây dựng
PLO1.1.1 Áp dụng được các kiến thức chung về triết học, toán học, cơ học, tin học trong lĩnh vực Xây dựng và phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành.
PLO1.1.2. Vận dụng được các kiến thức cơ sở ngành trong lĩnh vực Xây dựng.
Kiến thức chuyên sâu về trong lĩnh vực Xây dựng
PLO1.2.1. Vận dụng được các kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực Xây dựng.
Kỹ năng cá nhân và nghề nghiệp
PLO2.1.1. Áp dụng được tư duy phản biện và kỹ năng giải quyết vấn đề trong nghiên cứu khoa học và hoạt động nghề nghiệp.
PLO2.1.2. Sử dụng được trang thiết bị, các phương pháp thí nghiệm, kiểm định và công nghệ số vào các nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của lĩnh vực Xây dựng.
Phẩm chất cá nhân và nghề nghiệp
PLO2.2.1. Tôn trọng liêm chính khoa học.
PLO2.2.2. Tôn trọng các quy định trong học tập và thực hành nghề nghiệp.
Làm việc nhóm
PLO3.1.1. Thành thạo làm việc nhóm trong giải quyết các vấn đề nghiên cứu và hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực Xây dựng.
PLO3.1.2. Vận dụng được kỹ năng lãnh đạo nhóm để quản lý các hoạt động chuyên môn ngành Kỹ thuật xây dựng.
Giao tiếp
PLO3.2.1. Trình bày được các công trình khoa học thuộc lĩnh vực Xây dựng theo thông lệ quốc tế.
PLO3.2.2. Áp dụng được các kỹ năng tiếng Anh phổ thông (bậc 4/6) và tiếng Anh chuyên ngành trong nghiên cứu và các hoạt động thực tiễn nghề nghiệp.
Bối cảnh
PLO4.1.1. Phân tích được số liệu về bối cảnh để đề xuất các vấn đề nghiên cứu, ứng dụng trong lĩnh vực Xây dựng.
Hình thành ý tưởng - Thiết kế - Triển khai - Đánh giá các vấn đề nghiên cứu, ứng dụng trong lĩnh vực Xây dựng
PLO4.2.1. Đề xuất được các vấn đề nghiên cứu, ứng dụng trong lĩnh vực Xây dựng.
PLO4.2.2. Thiết kế được các bước triển khai vấn đề nghiên cứu, ứng dụng trong lĩnh vực Xây dựng.
PLO4.2.3. Triển khai được các nghiên cứu, ứng dụng và rút ra những kết luận mang tính chuyên gia trong lĩnh vực Xây dựng.
PLO4.2.4. Đánh giá các kết quả nghiên cứu, ứng dụng trong lĩnh vực Xây dựng và đưa ra các giải pháp cải tiến.
8380106 - Lý luận và Lịch sử nhà nước và Pháp luật
Bản mô tả Chương trình đào tạo
Mục tiêu tổng quát: Chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật (định hướng nghiên cứu, ứng dụng) của Trường Đại học Vinh nhằm giúp người học có kiến thức lí thuyết và kiến thức thực tế sâu, rộng, tiên tiến trong lĩnh vực pháp luật; có tư duy phản biện, phân tích, tổng hợp và đánh giá các vấn đề pháp luật một cách khoa học; kỹ năng sử dụng các công nghệ phù hợp trong lĩnh vực học thuật và nghề nghiệp; kỹ năng hợp tác và lãnh đạo nhóm; kỹ năng truyền bá, phổ biến tri thức trong các lĩnh vực pháp luật, có khả năng tự định hướng, thích nghi với môi trường nghề nghiệp thay đổi; có khả năng hướng dẫn người khác thực hiện nhiệm vụ và khả năng quản lý, đánh giá, cải tiến để nâng cao hiệu quả hoạt động pháp lý.
Mục tiêu cụ thể:
Sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật, người học có thể:
PO1. Áp dụng thành thạo các kiến thức thực tế, kiến thức lý thuyết sâu, rộng, tiên tiến trong lĩnh vực đào tạo vào nghiên cứu và phát triển năng lực nghề nghiệp trong lĩnh vực pháp luật.
PO2. Vận dụng tư duy phản biện, phân tích, tổng hợp và đánh giá thông tin chính trị - xã hội một cách khoa học và tiên tiến; kỹ năng nghiên cứu phát triển, chuyển đổi số và sử dụng các công nghệ phù hợp trong nghiên cứu khoa học pháp lý và nghề nghiệp.
PO3. Thể hiện kỹ năng giao tiếp để truyền bá, phổ biến tri thức và hướng dẫn người khác thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực đào tạo và phát triển năng lực nghề nghiệp.
PO4. Hình thành ý tưởng, thiết kế, triển khaiphát triển chuyên môn trong các hoạt động nghiên cứu và giải quyết tình huống pháp lý trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.
Chuẩn đầu ra Chương trình đào tạo: Sau khi hoàn thành CTĐT ngành Lý luận và Lịch sử Nhà nước và Pháp luật, người học có khả năng:
Kiến thức chung và kiến thức cơ sở ngành Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật
PLO1.1.1 Vận dụng được các kiến thức chung về triết học, nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo.
PLO1.1.2. Vận dụng được các kiến thức cơ sở ngành Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật và khoa học pháp lý trong nghiên cứu và hoạt động nghề nghiệp.
Kiến thức chuyên sâu về Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật
PLO1.2.1. Vận dụng được kiến thức chuyên sâu của khoa học pháp lý trong nghiên cứu chuyên ngành, ứng dụng thực tiễn.
Kỹ năng cá nhân và nghề nghiệp
PLO2.1.1. Kết hợp được tư duy phản biện, kĩ năng giải quyết vấn đề và sáng tạo trong hoạt động nghề nghiệp.
PLO2.1.2. Vận dụng được kỹ năng chuyển đổi số và sử dụng các công nghệ phù hợp trong nghiên cứu, ứng dụng pháp luật.
Phẩm chất cá nhân và nghề nghiệp
PLO2.2.1. Chấp hành đạo đức nghề nghiệp và liêm chính học thuật.
PLO2.2.2. Thể hiện khả năng tự định hướng phát triển năng lực cá nhân và tự chịu trách nhiệm trong hoạt động nghề nghiệp.
Kỹ năng làm việc nhóm
PLO3.1.1. Hợp tác với các bên liên quan để giải quyết các vấn đề pháp lý.
PLO3.1.2. Vận dụng được kỹ năng lãnh đạo nhóm để nghiên cứu và giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực pháp luật.
Kỹ năng giao tiếp
PLO3.2.1. Sử dụng hiệu quả các hình thức giao tiếp để phổ biến tri thức và hướng dẫn người khác thực hiện nhiệm vụ trong nghiên cứu và giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực pháp luật.
PLO3.2.2. Sử dụng được ngoại ngữ (bậc 4/6) trong nghiên cứu khoa học chuyên ngành.
Bối cảnh
PLO4.1.1. Phân tích được bối cảnh để rút ra tính cấp thiết cho các vấn đề nghiên cứu, ứng dụng trong lĩnh vực pháp luật.
Hình thành ý tưởng - Thiết kế - Triển khai - Đánh giá các vấn đề nghiên cứu, ứng dụng trong lĩnh vực pháp luật
PLO4.2.1. Đề xuất được các vấn đề nghiên cứu, ứng dụng trong lĩnh vực pháp luật.
PLO4.2.2. Thiết kế được các bước triển khai vấn đề nghiên cứu, ứng dụng trong lĩnh vực pháp luật.
PLO4.2.3. Triển khai được các nghiên cứu, ứng dụng và rút ra những kết luận mang tính chuyên gia trong lĩnh vực pháp luật.
PLO4.2.4. Đánh giá kết quả nghiên cứu, ứng dụng trong lĩnh vực pháp luật và đưa ra các giải pháp cải tiến.
8480201 - Công nghệ thông tin
Bản mô tả Chương trình đào tạo
Mục tiêu tổng quát: Người học tốt nghiệp chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Công nghệ thông tin theo định hướng ứng dụng có khả năng hình thành ý tưởng, thiết kế, triển khai, và đánh giá các hệ thống công nghệ thông tin nhằm đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và xã hội trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
Mục tiêu cụ thể:
Người học sau từ 2 đến 3 năm tốt nghiệp chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Công nghệ thông tin theo định hướng ứng dụng có khả năng:
PO1. Áp dụng được kiến thức thực tế và lý thuyết sâu, rộng để giải quyết các vấn đề kỹ thuật trong các hệ thống công nghệ thông tin.
PO2. Vận dụng được kỹ năng và phẩm chất cá nhân và nghề nghiệp trong hoạt động và phát triển nghề nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
PO3. Vận dụng được kỹ năng làm việc nhóm và giao tiếp hiệu quả trong hoạt động nghề nghiệp.
PO4. Hình thành ý tưởng, thiết kế, triển khaiđánh giá các hệ thống công nghệ thông tin để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và xã hội.
Chuẩn đầu ra Chương trình đào tạo: Người học tại thời điểm tốt nghiệp chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Công nghệ thông tin theo định hướng ứng dụng phải đáp ứng tối thiểu các yêu cầu:
Kiến thức chung và kiến thức cơ sở ngành
PLO1.1.1 Áp dụng được kiến thức cơ bản của triết học và kiến thức thực tế về hệ thống thông tin vào lĩnh vực công nghệ thông tin.
PLO1.1.2. Áp dụng được kiến thức lý thuyết cốt lõi để giải quyết các vấn đề trong các hệ thống công nghệ thông tin.
Kiến thức chuyên ngành
PLO1.2.1. Áp dụng đươc kiến thức lý thuyết chuyên sâu để giải quyết các vấn đề trong các hệ thống công nghệ thông tin.
Kỹ năng cá nhân và nghề nghiệp
PLO2.1.1. Vận dụng được tư duy phản biện, kỹ năng phân tích, tổng hợp và đánh giá dữ liệu để đưa ra giải pháp giải quyết vấn đề hiệu quả.
PLO2.1.2. Thể hiện được kỹ năng sử dụng, nghiên cứu phát triển các công nghệ mới một cách sáng tạo trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
Phẩm chất cá nhân và nghề nghiệp
PLO2.2.1. Tôn trọngchấp hành các quy định về đạo đức nghiên cứu và liêm chính học thuật trong các hoạt động nghề nghiệp.
PLO2.2.2. Thể hiện ý thức chủ động học tập để tích lũy kiến thức, phát triển kỹ năng cá nhân và nghề nghiệp.
Kỹ năng làm việc nhóm
PLO3.1.1. Hợp tác làm việc nhóm hiệu quả với vai trò là thành viên nhóm để đạt được mục tiêu chung.
PLO3.1.2. Vận dụng được kỹ năng tổ chức và quản lý quá trình làm việc nhóm hiệu quả.
Kỹ năng giao tiếp
PLO3.2.1. Thể hiện các kỹ năng giao tiếp trong học thuật để truyền đạt kiến thức và trình bày các vấn đề đảm bảo tính khoa học và thuyết phục.
PLO3.2.2. Sử dụng các kỹ năng tiếng Anh tương đương bậc 4/6 theo Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam.
Bối cảnh
PLO4.1.1. Phân tích được tác động của kỹ thuật và công nghệ mới trong lĩnh vực công nghệ thông tin đối với nghề nghiệp, tổ chức và xã hội.
Hình thành ý tưởng, thiết kế, triển khai và đánh giá hệ thống
PLO4.2.1. Phân tích yêu cầu và xác định chức năng, nguyên lý hoạt động và kiến trúc của hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu người dùng.
PLO4.2.2. Thiết kế hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng mục tiêu và yêu cầu của người dùng.
PLO4.2.3. Triển khaiquản lý quá trình xây dựng hệ thống công nghệ thông tin.
PLO4.2.4. Đánh giá hiệu quả và đề xuất các giải pháp cải tiến hệ thống công nghệ thông tin.
8140111 - Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Toán
Bản mô tả Chương trình đào tạo
Mục tiêu tổng quát: Chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Toán giúp người học có kiến thức sâu, rộng và hiện đại trong lĩnh vực Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Toán; có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo; có năng lực hình thành ý tưởng, thiết kế, tổ chức thực hiện và cải tiến các hoạt động nghiên cứu khoa học giáo dục và dạy học toán đáp ứng yêu cầu phát triển khoa học công nghệ, hội nhập quốc tế và thực tiễn nghề nghiệp.
Mục tiêu cụ thể:
PO1. Áp dụng thành thạo kiến thức thực tế, kiến thức lý thuyết sâu, rộng, tiên tiến của Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Toán, kiến thức hiện đại của toán học và các lĩnh vực liên quan trong nghiên cứu Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Toán và dạy học toán.
PO2. Vận dụng tư duy phản biện, phân tích, tổng hợp và đánh giá dữ liệu, thông tin một cách khoa học và tiên tiến; kỹ năng nghiên cứu phát triển, chuyển đổi số và sử dụng các công nghệ phù hợp trong nghiên cứu Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Toán và dạy học toán.
PO3. Thể hiện kỹ năng tổ chức, quản trị và quản lý; kỹ năng giao tiếp để truyền bá, phổ biến tri thức và hướng dẫn người khác thực hiện nhiệm vụ trong nghiên cứu Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Toán và dạy học toán.
PO4. Hình thành ý tưởng, thiết kế, triển khaivận hành các hoạt động nghiên cứu Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Toán và dạy học phù hợp xu hướng phát triển của toán học và giáo dục.
Chuẩn đầu ra Chương trình đào tạo: Học viên tốt nghiệp chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Toán phải đạt được các yêu cầu sau đây:
Kiến thức chung và kiến thức cơ sở ngành Toán học
PLO1.1.1 Vận dụng được kiến thức về triết học, quản trị, quản lý trong nghiên cứu và dạy học toán.
PLO1.1.2. Vận dụng được kiến thức cơ sở của toán học hiện đại và khoa học giáo dục vào nghiên cứu và dạy học toán.
Kiến thức chuyên sâu về Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Toán
PLO1.2.1. Vận dụng được kiến thức chuyên sâu của Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Toán vào nghiên cứu và dạy học toán.
Kỹ năng cá nhân và nghề nghiệp
PLO2.1.1. Vận dụng được tư duy phản biện và kĩ năng giải quyết vấn đề vào nghiên cứu và dạy học toán.
PLO2.1.2. Vận dụng được kỹ năng khai thác nguồn lực số và sử dụng các công nghệ phù hợp vào nghiên cứu và dạy học toán.
Phẩm chất cá nhân và nghề nghiệp
PLO2.2.1. Tuân thủ liêm chính khoa học
PLO2.2.2. Tuân thủ các quy định trong học tập và thực hành nghề nghiệp
Kỹ năng làm việc nhóm
PLO3.1.1. Thành thạo làm việc nhóm trong giải quyết các vấn đề nghiên cứu và hoạt động chuyên môn
PLO3.1.2. Vận dụng được kỹ năng lãnh đạo nhóm để quản lý các hoạt động chuyên môn
Kỹ năng giao tiếp
PLO3.2.1. Trình bày được các sản phẩm khoa học theo đúng quy định
PLO3.2.2. Đạt trình độ tiếng Anh bậc 4/6 theo khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam và vận dụng được tiếng Anh chuyên ngành trong nghiên cứu và các hoạt động thực tiễn nghề nghiệp
Bối cảnh
PLO4.1.1. Phân tích được bối cảnh khoa học và giáo dục trong lĩnh vực nghiên cứu Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Toán.
Hình thành ý tưởng-Thiết kế-Triển khai-Đánh giá các vấn đề nghiên cứu, ứng dụng trong lĩnh vực Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Toán
PLO4.2.1. Đề xuất được các vấn đề nghiên cứu, ứng dụng trong lĩnh vực Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Toán.
PLO4.2.2. Thiết kế được các bước triển khai vấn đề nghiên cứu, ứng dụng trong lĩnh vực Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Toán một cách khoa học.
PLO4.2.3. Triển khai được các nghiên cứu, ứng dụng và rút ra những kết luận mang tính chuyên gia trong lĩnh vực Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Toán.
PLO4.2.4. Đánh giá các kết quả nghiên cứu, ứng dụng trong lĩnh vực Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Toán và đưa ra các giải pháp cải tiến.
8140111 - Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Tiếng Anh
Bản mô tả Chương trình đào tạo
Mục tiêu tổng quát: Chương trình thạc sĩ Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Tiếng Anh cung cấp cho học viên các kiến thức chung về triết học, quản trị, quản lý và kiến thức chuyên sâu về ngôn ngữ học ứng dụng và lý luận dạy học Tiếng Anh (TESOL) đồng thời giúp người học phát triển các kỹ năng, phẩm chất cá nhân, nghề nghiệp cần thiết để trở thành những người định hướng và dẫn dắt trong lĩnh vực giáo dục Tiếng Anh.
Mục tiêu cụ thể:
PO1. Liên hệ các kiến thức chung về triết học, quản lý, quản trị và kiến thức chuyên sâu của ngành ngôn ngữ học ứng dụng và chuyên ngành TESOL để thực hiện các hoạt động nghiên cứu và dạy học Tiếng Anh.
PO2. Sử dụng các kỹ năng, phẩm chất cá nhân, nghề nghiệp để thực hiện và cải tiến hoạt động chuyên môn và thể hiện trách nhiệm, đạo đức của nhà giáo-nhà nghiên cứu.
PO3. Định hướngdẫn dắt nhóm chuyên môn, hợp tác và giao tiếp hiệu quả trong lĩnh vực nghiên cứu và dạy học Tiếng Anh.
PO4. Hình thành ý tưởng, thiết kế, triển khaicông bố công trình nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực dạy học Tiếng Anh.
Chuẩn đầu ra Chương trình đào tạo: Sau khi tốt nghiệp, người học có thể:
Kiến thức chung về triết học, quản lý, quản trị và kiến thức cơ sở ngành Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Tiếng Anh
PLO1.1.1 Vận dụng các kiến thức chung về triết học, quản lý và quản trị trong nghiên cứu và dạy học Tiếng Anh.
PLO1.1.2. Phân tích mối liên hệ giữa các lý thuyết về ngôn ngữ và tiếp thu ngôn ngữ với các lý thuyết dạy học Tiếng Anh.
Kiến thức chuyên sâu ngành Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Tiếng Anh
PLO1.2.1. Phân tích các đường hướng, phương pháp, nguyên tắc dạy học và kiểm tra đánh giá Tiếng Anh để áp dụng trong bối cảnh giáo dục cụ thể.
Kỹ năng cá nhân và nghề nghiệp
PLO2.1.1. Vận dụng kỹ năng tư duy phản biện và sáng tạo để giải quyết vấn đề trong nghiên cứu và dạy học Tiếng Anh.
PLO2.1.2. Sử dụng CNTT một cách sáng tạo để thực hiện và cải tiến các hoạt động nghiên cứu và dạy học Tiếng Anh.
Phẩm chất cá nhân và nghề nghiệp
PLO2.2.1. Tuân thủ các nguyên tắc đạo đức trong nghiên cứu và dạy học Tiếng Anh.
PLO2.2.2. Thích nghi và tự định hướng để phát triển trong môi trường giáo dục.
Kỹ năng làm việc nhóm
PLO3.1.1. Định hướngdẫn dắt nhóm chuyên môn để thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến nghiên cứu và dạy học Tiếng Anh.
PLO3.1.2. Hợp tác hiệu quả với các bên liên quan trong quá trình nghiên cứu và dạy học Tiếng Anh.
Kỹ năng giao tiếp
PLO3.2.1. Đa dạng hóa các hình thức giao tiếp để thực hiện hiệu quả các hoạt động nghiên cứu và dạy học Tiếng Anh.
PLO3.2.2. Sử dụng ngoại ngữ thứ hai ở bậc 4/6 theo Khung Năng Lực Ngoại Ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam để cải tiến các hoạt động chuyên môn.
Bối cảnh
PLO4.1.1. Phân tích bối cảnh thực hiện các nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực dạy học Tiếng Anh.
Hình thành ý tưởng, thiết kế, triển khai và vận hành công trình nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực dạy học Tiếng Anh
PLO4.2.1. Hình thành ý tưởng nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực dạy học Tiếng Anh.
PLO4.2.2. Thiết kế phương pháp và công cụ nghiên cứu để thực hiện ý tưởng nghiên cứu trong lĩnh vực dạy học Tiếng Anh.
PLO4.2.3. Thu thậpphân tích dữ liệu để rút ra kết luận khoa học trong lĩnh vực dạy học Tiếng Anh.
PLO4.2.4. Đánh giácông bố kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực dạy học Tiếng Anh.
8140111 - Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Sinh học
Bản mô tả Chương trình đào tạo
Mục tiêu tổng quát:
Chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Lý luận và PPDH bộ môn Sinh học giúp người học có kiến thức sâu, rộng và hiện đại trong lĩnh vực LL và PPDH bộ môn Sinh học; có thái độ làm việc tích cực, là tấm gương mẫu mực về đạo đức và phong cách nhà giáo; có khả năng làm chủ kiến thức, làm việc độc lập, sáng tạo; có năng lực hình thành ý tưởng, thiết kế, tổ chức thực hiện và nghiên cứu cải tiến các hoạt động nghiên cứu khoa học giáo dục và dạy học Sinh học đáp ứng yêu cầu phát triển khoa học công nghệ, hội nhập quốc tế và thực tiễn nghề nghiệp.
Mục tiêu cụ thể:
Sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Lý luận và PPDH bộ môn Sinh học, người học có khả năng:
PO1. Áp dụng thành thạo kiến thức thực tế, kiến thức lý thuyết sâu, rộng, tiên tiến của LL và PPDH bộ môn Sinh học, kiến thức hiện đại của Sinh học và các lĩnh vực liên quan trong nghiên cứu khoa học giáo dục và thực tiễn dạy học Sinh học.
PO2. Thực hiện thành thạo các kỹ năng tư duy, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng số, kỹ năng thực nghiệm; thể hiện được đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp trong việc giải quyết các vấn đề chuyên môn.
PO3. Thực hiện thành thạo kỹ năng làm việc nhóm và giao tiếp học thuật trong các nghiên cứu khoa học giáo dục và thực tiễn dạy học Sinh học.
PO4.
(NC) Hình thành ý tưởng, thiết kế, triển khai, cải tiến các hoạt động nghiên cứu và thực tiễn dạy học Sinh học để nâng cao hiệu quả hoạt động nghề nghiệp.
Chuẩn đầu ra Chương trình đào tạo: Sau khi hoàn thành CTĐT ngành LL và PPDH bộ môn Sinh học, người học có khả năng:
Vận dụng được kiến thức về triết học, quản trị, quản lý và sinh học trong nghiên cứu và dạy học sinh học
PLO1.1.1 Vận dụng được kiến thức về triết học, quản trị, quản lý, phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học và hoạt động nghề nghiệp.
PLO1.1.2. Vận dụng được kiến thức sâu, rộng, tiên tiến về sinh học trong nghiên cứu và dạy học sinh học.
Vận dụng được kiến thức nâng cao, hiện đại của LL và PPDH bộ môn Sinh học trong nghiên cứu và dạy học sinh học
PLO1.2.1. Vận dụng Vận dụng được kiến thức lý thuyết nâng cao, hiện đại của LL và PPDH bộ môn Sinh học trong nghiên cứu và dạy học sinh học.
Thực hiện thành thạo các kỹ năng cá nhân và nghề nghiệp trong lĩnh vực chuyên môn
PLO2.1.1. Thực hiện thành thạo kỹ năng tư duy phản biện, kỹ năng giải quyết vấn đề và sáng tạo trong nghiên cứu và dạy học sinh học.
PLO2.1.2. Thực hiện thành thạo kỹ năng số, kỹ năng sử dụng các công nghệ phù hợp trong nghiên cứu và dạy học sinh học.
Thể hiện được đạo đức và trách nhiệm trong các hoạt động nghề nghiệp
PLO2.2.1. Tôn trọngchấp hành đạo đức nghiên cứu và liêm chính học thuật.
PLO2.2.2. Thể hiện ý thức trách nhiệm trong việc tự học, tự nghiên cứu để nâng cao phẩm chất, năng lực nghiên cứu khoa học và phát triển chuyên môn.
Thực hiện được kỹ năng hợp tác và lãnh đạo nhóm trong hoạt động chuyên môn
PLO3.1.1. Thực hiện được kỹ năng hợp tác trong giải quyết các vấn đề nghiên cứu và hoạt động chuyên môn.
PLO3.1.2. Thực hiện được kỹ năng lãnh đạo nhóm để tổ chức quản trị và quản lý các hoạt động chuyên môn.
Phát triển kỹ năng giao tiếp trong hoạt động chuyên môn
PLO3.2.1. Phát triển kỹ năng giao tiếp học thuật trong hoạt động chuyên môn.
PLO3.2.2. Sử dụng ngoại ngữ (bậc 4/6) một cách hiệu quả để phục vụ phát triển chuyên môn.
Phân tích bối cảnh xã hội và bối cảnh nghề nghiệp
PLO4.1.1. Phân tích được bối cảnh xã hội và bối cảnh nghề nghiệp liên quan đến yêu cầu nghiên cứu và dạy học Sinh học.
Hình thành ý tưởng, thiết kế, triển khai, cải tiến các hoạt động nghiên cứu khoa học và dạy học Sinh học phù hợp với bối cảnh giáo dục Việt Nam và hội nhập quốc tế
PLO4.2.1. Đề xuất được các vấn đề nghiên cứu, ứng dụng trong lĩnh vực LL và PPDH bộ môn Sinh học.
PLO4.2.2. Thiết kế được các bước triển khai vấn đề nghiên cứu, ứng dụng trong lĩnh vực LL và PPDH bộ môn Sinh học một cách khoa học.
PLO4.2.3. Triển khai được các nghiên cứu, ứng dụng trong lĩnh vực LL và PPDH bộ môn Sinh học.
PLO4.2.4. Đánh giá các kết quả nghiên cứu, ứng dụng trong lĩnh vực LL và PPDH bộ môn Sinh học và đề xuất các giải pháp cải tiến.
8140101 - Giáo dục học (Giáo dục Mầm non)
Bản mô tả Chương trình đào tạo
Mục tiêu tổng quát: Chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Giáo dục học (Giáo dục Mầm non) giúp người học có kiến thức sâu rộng, hiện đại trong lĩnh vực giáo dục mầm non; có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo; có năng lực hình thành ý tưởng, thiết kế, tổ chức thực hiện và cải tiến các hoạt động nghiên cứu và thực tiễn giáo dục mầm non đáp ứng yêu cầu phát triển khoa học giáo dục và hội nhập quốc tế.
Mục tiêu cụ thể:
PO1. Áp dụng thành thạo các kiến thức về khoa học giáo dục và kiến thức thực tiễn sâu, rộng, hiện đại về lĩnh vực giáo dục mầm non trong nghiên cứu và thực tiễn giáo dục mầm non.
PO2. Vận dụng tư duy phản biện, phân tích, tổng hợp để đánh giá dữ liệu, thông tin một cách khoa học và tiên tiến; phát triển kỹ năng nghiên cứu, chuyển đổi số và sử dụng các công nghệ phù hợp trong nghiên cứu và thực tiễn giáo dục mầm non.
PO3. Thể hiện kỹ năng quản lí và quản trị, kỹ năng giao tiếp để truyền thông, phổ biến tri thức, kỹ năng làm việc độc lập hoặc phối hợp với chuyên gia để thực hiện các nhiệm vụ trong nghiên cứu và thực tiễn giáo dục mầm non.
PO4. Hình thành ý tưởng, thiết kế, triển khaivận hành các hoạt động nghiên cứu và thực tiễn giáo dục mầm non phù hợp xu hướng phát triển của khoa học và giáo dục.
Chuẩn đầu ra Chương trình đào tạo: Sau khi hoàn thành CTĐT ngành GDH (GDMN), người học có khả năng:
Kiến thức chung và kiến thức cơ sở ngành Giáo dục học (Giáo dục Mầm non)
PLO1.1.1 Vận dụng được kiến thức về triết học, quản trị, quản lý trong nghiên cứu và thực tiễn giáo dục mầm non.
PLO1.1.2. Vận dụng kiến thức cơ sở ngành của giáo dục mầm non hiện đại vào nghiên cứu và thực tiễn giáo dục mầm non.
Kiến thức chuyên sâu ngành Giáo dục học (Giáo dục Mầm non)
PLO1.2.1. Vận dụng kiến thức chuyên sâu, hiện đại của giáo dục mầm non trong nghiên cứu và thực tiễn giáo dục mầm non.
Kỹ năng cá nhân và nghề nghiệp
PLO2.1.1. Vận dụng được tư duy phản biện, kĩ năng giải quyết vấn đề trong nghiên cứu và thực tiễn giáo dục mầm non.
PLO2.1.2. Vận dụng được kỹ năng chuyển đổi số và sử dụng các công nghệ phù hợp trong nghiên cứu và thực tiễn giáo dục mầm non.
Phẩm chất cá nhân và nghề nghiệp
PLO2.2.1. Thể hiện bản lĩnh chính trị vững vàng và hành xử chuyên nghiệp trong lĩnh vực giáo dục mầm non.
PLO2.2.2. Thể hiện khả năng tự định hướng phát triển năng lực cá nhân; đưa ra những quyết định mang tính chuyên gia và chịu trách nhiệm với những kết luận chuyên môn trong học tập và thực hành nghề nghiệp.
Kỹ năng làm việc nhóm
PLO3.1.1. Vận dụng Vận dụng kỹ năng làm việc độc lập, hợp tác hiệu quả với các bên liên quan trong giải quyết các vấn đề nghiên cứu và hoạt động chuyên môn.
PLO3.1.2. Vận dụng được kỹ năng lãnh đạo nhóm để quản lý các hoạt động nghiên cứu và hoạt động chuyên môn.
Kỹ năng giao tiếp
PLO3.2.1. Sử dụng hiệu quả các hình thức giao tiếp để truyền thông, truyền đạt tri thức và hướng dẫn người khác trong hoạt động nghiên cứu và thực tiễn giáo dục mầm non.
PLO3.2.2. Đạt trình độ tiếng Anh tương đương bậc 4/6 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam và vận dụng được tiếng Anh chuyên ngành trong nghiên cứu và thực tiễn giáo dục mầm non.
Bối cảnh
PLO4.1.1. Phân tích bối cảnh khoa học và xu hướng phát triển của giáo dục mầm non đối với hoạt động nghiên cứu và thực tiễn nghề nghiệp.
Hình thành ý tưởng-Thiết kế-Triển khai-Đánh giá các vấn đề nghiên cứu, ứng dụng trong lĩnh vực giáo dục mầm non
PLO4.2.1. Đề xuất được các vấn đề nghiên cứu, ứng dụng trong lĩnh vực giáo dục mầm non.
PLO4.2.2. Thiết kế được các bước triển khai vấn đề nghiên cứu, ứng dụng trong lĩnh vực iáo dục mầm non một cách khoa học.
PLO4.2.3. Triển khai được các nghiên cứu, ứng dụng và rút ra được các kết luận chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục mầm non.
PLO4.2.4. Đánh giá các kết quả nghiên cứu, ứng dụng trong lĩnh vực giáo dục mầm non và đưa ra các giải pháp cải tiến.